banner_tren.600
Hotline : 090 838 9945 Tư vấn : 090 838 9945
TÌM KIẾM

Tìm theo giá sản phẩm

Dưới 100.000 VND
100.000-200.000 VND
200.000-1.000.000 VND
Trên 1.000.000 VND
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Like, share Facbook
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 88
Trong tuần: 469
Lượt truy cập: 3132265
Đối tác chiến lược

 

Đất trồng cho cây Bonsai

k_thut_lm_t_trng_cy_xanh_trong_chu

Thế nào là đất trồng cây cảnh tốt?

- Một cây bonsai vốn là lệ thuộc trực tiếp vào nhúm đất nhỏ xíu suốt năm trong chậu trồng. Cái cây cũng chỉ là lấy được nước và các dưỡng chất, kể cả dưỡng khí từ nhúm đất ấy. Bởi vậy, cây bonsai cần trồng trong đất có phẩm chất tốt.

- Phẩm chất đất dùng cho cây có hiệu quả trực tiếp đến sự khỏe mạnh và sức phát triển của cây. Cá nhân tôi (người viết bài này) nghiệm thấy rằng những cây yếu ớt, kém phát triển thường do trồng trong loại đất kém phẩm chất (như đất đầy chất hữu cơ).

- Những phẩm chất dưới đây là yêu cầu để có loại hỗn hợp đất trồng tốt. Mức giữ nước: Đất trồng cần có có khả năng giữ và nhả ra lượng nước nào đỏ đủ để vùng rễ của cây có “ẩm độ tối thiểu” suốt khoảng thời gian giữa 2 lần tưới. Mức thoát nước: Nước tưới dư cần được thoát khỏi đất trồng ngay lập tức. Đất trồng thoát nước yếu làm cho: mức giữ nước cao, thiếu thoáng khí, thế là đọng nhiều muối kim loại. Mức thông thoáng: Độ lớn của các hạt vật liệu dùng trong đất trồng bonsai cần đủ to để có những khe hở li ti (giữa những hạt đất), khe hở đó cũng chính là khoảng không cho rễ thở. Rễ mạnh khỏe là khi chúng có đủ dưỡng khí (Oxygen). Những nguyên vật liệu vô cơ vốn ở dạng hạt thô; điều này giúp cho nước tưới thoát nhanh và không khí vào đất trồng dễ dàng. Trong khi đó, những loại “đất hữu cơ” vốn là đất mịn (không ở dạng hạt thô được) nên gây dẽ đất: chậm thoát nước, bí không khí. Thế là dẫn đến việc rễ yếu, bệnh. Đương nhiên là cây yếu theo và thối rễ.

Những kiểu hỗn hợp đất khác nhau để thích ứng với các loài cây khác biệt Vốn là cây Bonsai nào cũng cần đất trồng thoát nước tốt, nhưng giữ đủ ẩm. Nhưng mỗi loại cây lại cần mức ẩm và mức dưỡng chất khác nhau, thành thử điều này phản ánh rằng đất trồng cho chúng cũng cần khác biệt. Tỉ như loài Thông và Tùng Juniper vốn cần ít nước hơn những loài cây khác, thế nên đất trông Tùng Thông không đòi hỏi phải có mức giữ nước cao. Theo đó, những loài cây chủ về hoa và quả cần mức nước cao hơn nên thường có khuynh hướng được trồng trong loại đất có mức giữ nước nhiều hơn. Khi trộn một hỗn hợp đất trồng bonsai: tỉ lệ giữa loại vật liệu giữ nước với loại vật liệu thoát nước cần được lưu ý. Thường thì người ta hay dùng thêm đá sạn để tăng mức thoát nước. Khi tăng thêm tỉ lệ đá sạn cho hỗn hợp, dĩ nhiên là đất trồng thoát nước nhanh hơn; ngược lại, tăng thêm vật liệu thấm nước trong hỗn hợp, đất trồng tăng thêm khối lượng nước trong đất trồng.

Hữu cơ: những thứ nguồn gốc từ cây cối chết, tỉ như lá khô, than bùn (rong khô) hoặc vỏ cây. Vô cơ: Hỗn hợp đất trồng được gọi là vô cơ khi có tỉ lệ hữu cơ rất nhỏ hoặc không có tí ti hữu cơ nào. Vô cơ là những thứ như: đá nham thạch, đất sét nung, xỉ than v.v.. Những thứ đá vô cơ này có vẻ như hơi khó kiếm, tuy nhiên, nếu bạn cứ vào hỏi ở những vườn ươm cây hay nơi bán Dụng cụ, vật liệu bonsai thường sẽ có. Vài loại vô cơ như đá sạn có thể mua ở hàng vật liệu xây dựng. Cơ cấu đất trồng hữu cơ Hàng chục năm trước, dân Âu Mỹ mê bonsai có khuynh hướng dùng hỗn hợp đất trồng hữu cơ. Họ dùng một tỉ lệ rất cao những thứ: lá mục, rêu khô, vỏ cây rồi trộn với ít đá sạn nhằm giúp thoát nước. Thời gian qua, những kiến thức về bonsai tích lũy dần, thế là dân Âu Mỹ mới hiểu ra rằng: đất trồng hữu cơ chả sao giúp cho cây khỏe khoắn và phát triển mạnh được.

Than bùn (rêu khô) cùng những thứ hữu cơ khác đã có rất nhiều bất lợi cho cây cối. Chính vì chất hữu cơ giữ được nhiều nước, thế là đất trồng ứ nước, nhất là vào dịp mưa nhiều mùa Thu, mùa Đông và cả Xuân. Ngược lại, khi tiết trời nóng nực, rêu khô khi đã bị khô kiệt rồi thì nó lại làm nước tưới trợt đi. Thế là đất trồng, sau khi tưới, cũng là chỗ ướt chỗ khô. Có lẽ vấn đề tệ hại nhất của đất trồng hữu cơ là ở chuyện hạt độ. Dù rằng trước khi dùng, chúng cũng sàng xẩy để có đất ở mức hạt độ nào đó (bỏ bụi), thế nhưng rồi ít bữa tưới nước là chúng nhão ra hết và kết lại với nhau. Mà đất đã kết lại với nhau thì làm gì còn thông thoáng và cũng chả thoát nước tốt được. Cái thứ đất mà đã ứ nước, rồi cũng chả có không khí trộn vào được, thì rễ sẽ èo uột. Tình trạng dẫn đến thối rễ và cây yếu cũng nhanh thôi. Món hữu cơ duy nhất, đến nay, tôi vẫn còn khuyên các bạn yêu bonsai nên dùng là loại vỏ cây (đã được ủ mục, lên men). Dĩ nhiên,trước khi dùng phải sàng bỏ mọi thứ lợn cợn nhỏ hơn 2 mm. Tuy là vỏ cây cũng hư nát, thế nhưng chúng mục rất chậm. Bởi thế, những miếng vỏ cây chả gây trở ngại gì cho việc thoát nước cũng như thông thoáng đất trồng. Cơ cấu đất trồng vô cơ Ưu thế của đất trồng vô cơ là chúng giữ được cấu trúc hạt một thời gian dài, chứ không rã thành bột, bùn. Đất đá vô cơ giữ được ít nước chừng mực nào đó thôi còn thì lượng nước dư cứ thế trôi tuột xuống đáy chậu. Quả thật là rất khó xảy ra tình trạng “tưới nước quá tay” cho một bonsai trồng trong loại đất vô cơ ngon lành. Akadama là một loại đất sét nung, đặc biệt dùng cho bonsai và được nhập vào Âu Mỹ. Đây là loại thường chỉ có bán ở một số vườn ươm hoặc tiệm dụng cụ vật liệu bonsai; thế nên nó cũng chả phải thứ dễ kiếm. Đất sét Akadama cũng có nhiều hạng. Tỉ như loại “Double Redline” (hai đường gạch song song ở góc miệng bao) giá cả có hơi cao hơn các hạng akadama thường, bởi đấy là loại phẩm chất hạng nhất và khó bị bở nát.

 Akadama vốn rất thông dụng đối với các bậc Thày bonsai cũng như người chơi bonsai tại Nhật. Lý do dễ hiểu: chúng rất dễ mua và giá rẻ ở Nhật. Thế nhưng, theo ý tôi, nếu nghĩ Akadama là đất trồng tốt cho bonsai, thì xem ra nó cũng chả tốt gì hơn với những thứ đất sét nung cứng (vốn bán ê hề, giá rẻ ) ở Âu Mỹ. Hơn nữa, đất sét akadama vẫn có thể bị mủn thành bùn sau 1, 2 năm trồng. Thế nên đất akadama cũ cần được rửa sạch khỏi rễ mỗi năm (hoặc mỗi 2 năm). Vì lý do này, đất sét akadama không nên xài cho những thứ cây không ưa bị lột trần rễ, như các loài Thông chẳng hạn. Seramis/Turface/Oil-Dri là tên những sản phẩm từ đất (đất sét) nung đang có bán tại các nước Âu-Mỹ. Nếu so ra với Akadama thì chúng rẻ hơn nhiều và dễ mua. Đất sét nung cứng (như gạch) vốn là chắc chắn hơn Akadama nhiều. Dĩ nhiên chúng chả bao giờ bị mủn vụn. So với Akadama, đất sét nung cứng có thể dùng nhiều cách: chỉ dùng 100% đất sét nung cứng. có thể trộn thêm ít đá sạn để tăng mức thoát nước. hoặc trộn thêm khoảng 10-20% vỏ cây (mục) nếu đất trồng cần tăng mức giữ ẩm (trong khi vẫn duy trì được khả năng thoát nước cao của đất trồng). Rất nhiều tên sản phẩm từ đất sét nung cứng hiện đang bán trên thị trường. Tôi đề nghị các bạn cứ chịu khó hỏi thăm bạn bè chơi bonsai quanh vùng bạn ở là biết thêm nhiều loại đất sét nung khác nhau đang có ở địa phương bạn. Đất vệ sinh chó Mèo (Catlitter, còn được gọi đùa là “Đất Mèo con” Kittydama) đây là tên gọi của đá trầm tích Diatomaceuos Earth hay gọi tắt là Diatomite. Với những bạn đang sống tại Anh quốc, tôi hết lòng khuyên bạn nên dùng loại: “Tescos Premium Lightweight Cat Litter” này.( Đây là loại dùng cho những con mèo nhà giàu). Loại “đất mèo vệ sinh được nung cứng này” được coi như “đất trồng bonsai hảo hạng”.

 Bản thân tôi từng dùng “loại đất vệ sinh cho mèo”này cho tất cả mọi cây bonsai của tôi hàng bao năm nay. Dĩ nhiên là tôi chả hề nghĩ tới việc phải đổi qua loại “đất” nào khác. Mà lại nữa, thứ đất vệ sinh cho mèo này giá cực rẻ và dân chúng Anh quốc cứ việc bước vài bước tới Siêu thị Tescos mua là có. (lời người dịch: Siêu thị Âu Mỹ thường có bán thức ăn, đồ chơi và đồ vệ sinh chó mèo. Người ta đổ “đất vệ sinh cho mèo” vào thau, đặt ở chỗ khuất. Chó hay mèo sẽ tự đi tiêu tiểu vào đó. Đất này hút ẩm và khử mùi khai.)

Sàng xẩy loại bỏ bụi đất Nhiều bụi đất trong đất trồng làm nghẽn đường thoát nước và còn làm mất “bề mặt tiếp xúc của hạt đất”. Để cấu trúc đất trồng được thoáng (bề mặt hạt đất), đương nhiên là chúng ta cần sàng xảy để loại bỏ bụi và những thứ lợn cợn. Dưới đây là hình ảnh loại đất trồng có lẫn các hạt mịn (cũng hay gặp ở 1 số cây Việt Nam). Loại đất trồng này cũng chả khác gì đất không có hạt thô: vẫn là thiếu dưỡng khí.

Chuyển từ Hỗn hợp Hữu cơ sang Vô cơ Khi chuyển những cây bonsai lá bản từ hỗn hợp đất trồng hữu cơ sang vô cơ, các bạn sẽ thấy loại cây này có thể thích ứng ngay lập tức. Thế nhưng với những loại Tùng Thông, các bạn nên lưu lại một ít đất cũ để trộn vào đất mới. Bởi phần đất cũ vốn có các loại khuẩn căn (mycorrhizae) cần thiết sức khỏe của các loài cây Thông, Tùng. Hỗn hợp đất trồng Bonsai hảo hạng Chả có thứ hỗn hợp đất trồng nào được coi là hảo hạng trong việc canh tác cây bonsai. Những biến đổi về thời tiết, lượng mưa, chế độ tưới nước của từng người trồng, và ngay cả riêng từng cây bonsai đã là những yếu tố quan trọng khiến cho mỗi người mê bonsai cần quan tâm để thay đổi tỉ lệ trong hỗn hợp đất trồng. Mức hay nhất chính là dựa trên kinh nghiệm riêng của bạn khi dùng từng kiểu hỗn hợp hoặc thay đổi một vài nguyên liệu khác nhau cho hỗn hợp. Từ đó, bạn có thể tự rút ra kết luận. Mình khuyên bạn thế này thử trước thế này: Bạn nên khởi đầu bằng thứ hỗn hợp mà những ngươi chơi bonsai quanh bạn đang dùng. Rồi sau đó, tư bạn tìm tòi thêm sau. Mình cũng khuyên bạn: hỗn hợp đất trồng vô cơ sẽ luôn là loại dễ giúp canh tác được những cây bonsai khỏe mạnh. “Đất trồng Bonsai” bán ở vườn ươm cây và tiệm dụng cụ/vật liệu Bonsai Thú thật là mình rất buồn để nói thẳng với các bạn là: Hầu hết những bao “đất trồng bonsai” bán ở vườn ươm hay gian hàng dụng cụ/vật liệu Bonsai chả xài gì được cho cây Bonsai. Thường thì các hỗn hợp đất trồng này cũng chỉ gồm ít rêu khô (than bùn), lá vụn, gỗ vụn pha trộn với cát thô hay đá sạn (như đã đề cập ở trên). Mà đất trồng như vậy thì : giữ nước nhiều, không thông thoáng, và nói chung ra thì “chả giúp cây bonsai khỏe mạnh được”. Dĩ nhiên là cũng có bán đâu đó những loại đất trồng bonsai tốt, thế nhưng xem ra cũng khó kiếm. Chứ còn như bạn mua những bao đất trộn sẵn ở vườn ươm về xài thì có thể là trồng được cây sống trong chậu to đùng(cây cảnh sân vườn) chứ chả hẳn là đất ấy thích hợp cho việc trồng cây bonsai trong cái chậu nhỏ xíu. Cũng thể, hễ bạn mua một cây bonsai ở một vườn nào đó mà chủ vườn không hẳn là một “chuyên viên bonsai”, thì bạn cũng chớ có “chắc hẳn” rằng: đất trồng trong cái cây bonsai bạn mua ấy là đất trồng bonsai hảo hạng.

(Bài viết sưu tầm trên Internet)

b3b2
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thị Tần F2 Q8 Hồ Chí Minh - Tầng 1 nhà 139. Anh Em đến thấy đóng cửa thì Alo 090 838 9945 em xuống tiếp nhé

Hotline: 090 838 9945

Email: sumobonsaishop@gmail.com

Thời gian làm việc: 24/24h

Khiếu nại & Góp ý: 090 838 9945

BẢN ĐỒ

Copyright © 2018 Sumobonsai.com. All Rights Reserved.

Đang truy cập: 8
Trong ngày: 88
Trong tuần: 469
Lượt truy cập: 3132266
Thiết kế bởi Thiết Kế Web Giá Rẻ
Hotline: 090 838 9945